FCI Levadia

Câu lạc bộ bóng đá Infonet Levadia Tallinn, thường được gọi là FCI Levadia, hoặc đơn giản là Levadia, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Tallinn, Estonia, câu lạc bộ thi đấu tại Meistriliiga, giải đấu hàng đầu của bóng đá Estonia. Sân nhà của câu lạc bộ là Sân vận động Lilleküla .

FCI Levadia
Tập tin:Levadia.png
Tên đầy đủFCI Levadia
Thành lập22 tháng 10 năm 1998; 25 năm trước (1998-10-22)
SânA. Le Coq Arena
Sức chứa14,336[1]
PresidentViktor Levada
Người quản lýCurro Torres
Giải đấuMeistriliiga
2023Meistriliiga, 2nd
Trang webTrang web của câu lạc bộ

Được thành lập với cái tên Levadia ở Maardu vào năm 1998, câu lạc bộ chuyển địa chỉ đến Tallinn vào năm 2004. Câu lạc bộ đã chơi ở Meistriliiga kể từ mùa giải 1999 và chưa bao giờ xuống hạng giải hạng nhất Estonia. Levadia đã giành được 10 danh hiệu Meistriliiga, với kỷ lục 9 Cúp Quốc gia Estonia và 7 Siêu cúp Estonia. Vào năm 2017, Levadia đã hợp nhất với FCI Tallinn và trở thành FCI Levadia.

Lịch sử

Khởi đầu mới

Levadia được thành lập vào ngày 22 tháng 10 năm 1998, khi Tập đoàn Levadia OÜ của Viktor Levada trở thành nhà tài trợ chính thức của câu lạc bộ Esiliiga có trụ sở tại Maardu, Olümp, sau đó đổi tên thành Levadia. Câu lạc bộ đã vô địch Esiliiga năm 1998 và được thăng hạng lên Meistriliiga. Vào tháng 1 năm 1999, Sergei Ratnikov được bổ nhiệm làm huấn luyện viên. Năm 1999, Levadia trở thành đội đầu tiên giành được cú ăn ba ở Estonia ( gồm Meistriliiga, Cúp Quốc gia Estonia và Siêu cúp Estonia) trong cùng năm. Levadia đã lặp lại thành công của họ khi giành được một cú ăn ba khác vào năm sau. Tại UEFA Champions League 2000–01, Levadia đánh bại Total Network Solutions (bây giờ là The New Saints F.C) với tỷ số chung cuộc 2–6 ở vòng loại đầu tiên, nhưng để thua Shakhtar Donetsk với tỷ số chung cuộc 2–9 ở vòng loại thứ hai. Sau trận thua Shakhtar Donetsk, Ratnikov bị sa thải.

Năm 2001, Valeri Bondarenko được bổ nhiệm làm huấn luyện viên. Levadia không bảo vệ được danh hiệu của họ, kết thúc mùa giải 2001 ở vị trí thứ ba và vào tháng 11 năm 2001, Bondarenko được thay thế bởi Pasi Rautiainen. Dưới sự dẫn dắt của Rautiainen, Levadia kết thúc Meistriliiga 2002 với tư cách á quân, chỉ kém nhà vô địch Flora với khoảng cách 2 điểm. Sau mùa giải 2002, Rautiainen từ chức và được thay thế bởi Franco Pancheri vào tháng 1 năm 2003. Pancheri chỉ huấn luyện Levadia 9 trận Meistriliiga, trước khi ông bị sa thải vào tháng 6 năm 2003. Ông được thay thế bởi Tarmo Rüütli và Levadia kết thúc mùa giải 2003 ở vị trí thứ ba.

Chuyển đến Tallinn

Năm 2004, Levadia chuyển đại bàn đến Tallinn, trong khi đội dự bị có trụ sở tại Tallinn trước đây của câu lạc bộ được đổi tên thành Levadia II. Dưới sự dẫn dắt của Rüütli, Levadia đã vô địch giải quốc nội vào mùa giải 2004, nhưng không bảo vệ được danh hiệu vào năm 2005 và kết thúc với vị trí á quân. Tại vòng loại UEFA Cup 2006–07, Levadia đánh bại Haka FC và Twente, nhưng để thua Newcastle United với tỷ số chung cuộc 1-3 ở vòng đầu tiên. Tuy nhiên, đây vẫn là lần đầu tiên mà một câu lạc bộ ở Estonia lọt vào vòng đầu tiên của một giải đấu cấp câu lạc bộ châu Âu. Levadia giành thêm hai danh hiệu Meistriliiga vào năm 2006 và 2007. Vào tháng 3 năm 2008, Rüütli được Hiệp hội bóng đá Estonia bổn nhiệm làm huấn luyện đội tuyển quốc gia Estonia và trợ lý của ông là Igor Prins tiếp quản vị trí huấn luyện viên. Dưới sự dẫn dắt của Prins, Levadia đã giành được hai danh hiệu Meistriliiga liên tiếp vào năm 2008 và 2009 và một Cúp Quốc gia Estonia vào năm 2010. Vào tháng 8 năm 2010, Prins bị sa thải do sự bất đồng với hội đồng quản trị và được thay thế bởi huấn luyện viên Levadia II, Aleksandr Puštov. Levadia kết thúc mùa giải 2010 với vị trí á quân. Vào tháng 7 năm 201, Puštov bị sa thải sau những kết quả đáng thất vọng ở Meistriliiga và vòng loại Champions League và được thay thế bởi Sergei Hohlov-Simson. Levadia đã kết thúc mùa giải 2011 ở vị trí thứ tư, thứ hạng thấp nhất từ ​​trước đến nay của Levadia kể từ khi câu lạc bộ được thăng hạng lên Meistriliiga.

Vào tháng 12 năm 2011, Marko Kristal được bổ nhiệm làm huấn luyện viên. Câu lạc bộ đã giành được Cúp Quốc gia Estonia mùa giải 2011-12 và kết thúc mùa giải 2012 với vị trí á quân. Levadia đã giành được danh hiệu Meistriliiga trong mùa giải 2013. Đội đã bảo vệ thành công danh hiệu của mình vào năm 2014, nhưng Levadia kết thúc mùa giải 2015 với vị trí á quân. Vào tháng 11 năm 2015, thông báo mới nói rằng Sergei Ratnikov sẽ trở lại Levadia sau 15 năm và thay thế Kristal làm ở vị trí huấn luyện viên. Nhiệm kỳ thứ hai của Ratnikov với tư cách là người huấn luyện viên của Levadia kéo dài đến tháng 7 năm 2016, khi ông bị sa thải sau trận thua 0-1 trước Pärnu Linnameeskond. Ông được thay thế bởi một người mới trở lại, Igor Prins. Levadia kết thúc mùa giải 2016 với tư cách á quân. Sau khi cán đích ở vị trí thứ hai trong mùa giải 2017, Levadia và FCI Tallinn đã hợp nhất để trở thành câu lạc bộ như bây giờ, FCI Levadia, với Aleksandar Rogić của FCI Tallinn tiếp quản vị trí huấn luyện viên. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2019, Rogić bị sa thải sau những kết quả đáng thất vọng, trợ lý huấn luyện viên Vladimir Vassiljev tiếp quản vị trí huấn luyện viên tạm quyền. Vào tháng 11 năm 2019, cựu huấn luyện viên trưởng và người giữ kỷ lục của Estonia Martin Reim được bổ nhiệm làm huấn luyện viên.

Sân vận động

Lilleküla Stadium
Kadriorg Stadium

Sân vận động Lilleküla

Sân nhà của câu lạc bộ là Sân vận động Lilleküla có sức chứa 14.336 chỗ ngồi. Khai trương vào năm 2001 và mở rộng từ năm 2016 đến 2018, đây là sân vận động bóng đá lớn nhất ở Estonia. Khu liên hợp bóng đá Lilleküla cũng bao gồm hai sân cỏ, hai sân cỏ nhân tạo và một hội trường trong nhà. Sân vận động Lilleküla tọa lạc tại Jalgpalli 21, Kesklinn, Tallinn.

Levadia sử dụng sân cỏ nhân tạo Sportland Arena và Sân vận động Maarjamäe để tập luyện và thi đấu trên sân nhà trong những tháng mùa đông và đầu mùa xuân.

Sân vận động Kadriorg

Từ năm 2004 đến 2018, Levadia thi đấu tại Sân vận động Kadriorg. Được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1926 và cải tạo từ năm 2000 đến năm 2001, đây là một trong những sân vận động bóng đá lâu đời nhất ở Estonia và từng là sân nhà của đội tuyển quốc gia Estonia cho đến khi Sân vận động Lilleküla hoàn thành vào năm 2001.[1][2]

Cầu thủ

Đội một

Tính đến 2 tháng 8 năm 2022[3][4]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

SốVT Quốc giaCầu thủ
3HV Milan Mitrović
4HV Maximiliano Uggè
6TV Rasmus Peetson
9TV Mark Oliver Roosnupp
10TV Brent Lepistu (captain)
11 Liliu
14TV Ernest Agyiri
15TV Til Mavretič
16HV Markus Jürgenson
17 Robert Kirss
22HV Artur Pikk
23TV Murad Velijev
SốVT Quốc giaCầu thủ
25HV Maksim Podholjuzin
36HV Bourama Fomba
38TV Artjom Komlov
49 Zakaria Beglarishvili
50TV Patrik Kristal
55 Karl Rudolf Õigus
67TV Ilja Antonov
81TM Artur Kotenko
84 Rustam Soirov
99TM Karl Andre Vallner
Aamir Yunis Abdallah

Cho mượn

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

SốVT Quốc giaCầu thủ
HV Yvan Dibango (at Kryvbas until 30 June 2023)
SốVT Quốc giaCầu thủ
Daniil Timofejev (at Tallinna Kalev)

Dự bị và học viện

Chức vụ trong CLB

Managerial history

Thời gianTên
1999–2000 Sergei Ratnikov
2000 Ants Kommussaar
2000 Eduard Võrk
2001 Valeri Bondarenko
2001–2002 Pasi Rautiainen
2003 Franco Pancheri
2003–2008 Tarmo Rüütli
2008–2010 Igor Prins
2010–2011 Aleksandr Puštov
2011 Sergei Hohlov-Simson
2011–2015 Marko Kristal
2015–2016 Sergei Ratnikov
2016–2017 Igor Prins
2017–2019 Aleksandar Rogić
2019–2020 Martin Reim
2020 Vladimir Vassiljev
2021–2022 Vladimir Vassiljev
Marko Savić
2022 Ivan Stojković
2022 Maksym Kalynychenko
2022 Nikita Andreev (caretaker)
2022– Curro Torres

Danh hiệu

Vô địch quốc gia

  • Meistriliiga
    • Vô địch (10): 1999, 2000, 2004, 2006, 2007, 2008, 2009, 2013, 2014, 2021
  • Esiliiga
    • Vô địch (1): 1998

Cúp

  • Cúp Quốc gia Estonia
  • Siêu cúp Estonia
    • Vô địch (8): 1999, 2000, 2001, 2010, 2013, 2015, 2018, 2022

Tham khảo

Liên kết ngoài