Bính âm Thông dụng

Bính âm Thông dụng (tiếng Trung: 通用拼音; Hán-Việt: Thông dụng Bính âm, tiếng Anh: Tongyong Pinyin) là một hệ thống Latinh hóa chính thức của tiếng Quan thoại được dùng tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) từ năm 2002 đến 2008. Hệ thống này được sử dụng không chính thức từ năm 2000 đến 2002, khi mà hệ thống Latinh hóa mới của Đài Loan còn đang trong tiến trình đánh giá để áp dụng. Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc đã phê duyệt đưa vào sử dụng hệ thống này kể từ năm 2002,[1][2] nhưng việc sử dụng hệ thống này không mang tính bắt buộc.

Bính âm Thông dụng
通用拼音
Thể loại
Bảng chữ cái
Hệ thống Latinh hóa
Sáng lậpBộ Giáo dục (Trung Hoa Dân Quốc)
Thời kỳ
 Đài Loan (2002–2009)
Hướng viếtTrái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữQuan thoại Đài Loan
Hệ chữ viết liên quan
Hậu duệ
Daī-ghî tōng-iōng pīng-im (Tiếng Phúc Kiến Đài Loan)
Thẻ ngôn ngữ IETF: zh-Latn-tongyong
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.
Bính âm Thông dụng
Phồn thể通用拼音
Nghĩa đenTừ viết theo cách phát âm thông thường

Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, Bộ Giáo dục lại chính thức thúc đẩy việc sử dụng Bính âm Hán ngữ (chiểu theo quyết định ngày 16 tháng 9 năm 2008); các chính quyền địa phương "sẽ không được nhận được trợ cấp tài chính từ chính phủ trung ương" nếu họ sử dụng hệ thống Latinh hóa của Bính âm Thông dụng.[3][4] Sau sự thay đổi về mặt chính sách này, Bính âm Thông dụng vẫn được sử dụng để phiên âm tên một số địa danh và tên cá nhân ở Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc).[5] Một số tên Latinh hóa của các khu, ga đường sắt đô thị[6] và đường phố[7][8]Cao Hùng,[9] Đài Nam,[10] Đài Trung,[11][12] huyện Vân Lâm[13] và một số khác[14][15][16] được Latinh hóa bằng Bính âm Thông dụng, – chẳng hạn như quận Kỳ Tân (旗津, Cíjin Cyu) của Cao Hùng.[17]

Thư viện ảnh

Một số hình ảnh tên gọi được Latinh hóa bằng hệ thống Bính âm Thông dụng:

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tiền nhiệm:
Ký hiệu ngữ âm Hán ngữ II
Latinh hóa tiếng Trung Quốc ở Đài Loan
2002–2008
Kế nhiệm:
Bính âm Hán ngữ