Đại thượng thư thứ nhất phụ trách Ngân khố

Chức danh của Thủ tướng Vương quốc Anh

Đệ Nhất Đại Thần Ngân Khố (tiếng Anh: First Lord of the Treasury) là lãnh đạo của ủy hội thực hiện chức vụ trước đây của Thượng tướng Ngân khố, và theo quy ước cũng là Thủ tướng. Chức vụ không tương đương với "Bộ trưởng Tài chính" như các Chính phủ quốc gia khác; chức vụ ở Anh tương đương là Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chancellor of the Exchequer), là Đại thượng thư thứ hai phụ trách Ngân khố (Second Lord of the Treasury).

Đại Thượng thư thứ nhất phụ trách Ngân khố
Đương nhiệm
Rishi Sunak

từ 28 tháng 11 năm 2022[1]
Ngân khố Quốc chủ Bệ hạ
Chức vụQuý ngài rất đáng kính
Thành viên củaNội các
Dinh thựSố 10 phố Downing
Trụ sởWestminster
Bổ nhiệm bởiQuân chủ
bổ nhiệm mặc nhiên cho Thủ tướng
Nhiệm kỳSự tín nhiệm của Quân chủ
Thành lập
  • 1126
    (là Thượng tướng Ngân khố)
  • 1612
    (là Thượng thư thứ nhất Ủy nhiệm Ngân khố)
  • 1714
    (Đại Thượng thư thứ nhất phụ trách Ngân khố)
Người đầu tiên giữ chức
  • Nigel (Giám mục xứ Ely)
    (là Thượng tướng Ngân khố)
  • Đệ nhất Bá tước xứ Northampton
    (là Thượng thư thứ nhất Ủy hội Ngân khố)
  • Đệ nhất Bá tước xứ Halifax
    (khi chức vụ được ủy nhiệm vĩnh viễn)
Cấp phóĐại thượng thư thứ hai phụ trách Ngân khố
WebsiteGov.uk

Thượng thư Ngân khố

Kể từ đầu thế kỷ 17, việc điều hành Ngân khố được ủy thác cho một ủy hội, thay vì cho một cá nhân. Từ năm 1714, ủy hội giữ vai trò cố định. Các ủy viên kể từ ngày đó luôn luôn được gọi là Ủy viên Ngân khố (Lords Commissioners of the Treasury), và thông qua các số thứ tự để mô tả cấp bậc của họ.

Vào giữa cùng thế kỷ, Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố là người đứng đầu liên tục của toàn bộ Chính phủ. Vua George I đã chỉ định Bộ trưởng Bộ Tài chính Robert Walpole (Whig), chịu trách nhiệm Nội các Anh, kể từ đó, không chính thức, được gọi là Thủ tướng. Trên thực tế, thuật ngữ thủ tướng đôi khi được sử dụng một cách châm biến. Chức danh lần đầu tiên được sử dụng chính thức theo sắc lệnh hoàng gia năm 1905. William Pitt trẻ nói rằng Thủ tướng "phải là người đứng đầu tài chính". Mặc dù Pitt cũng từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính trong thời gian làm Thủ tướng, do đó, ông gắn liền chức vụ tài chính với thủ tướng rộng hơn so với việc chỉ đề xuất kiêm nhiệm Đại Thượng thư thứ nhất của Thủ tướng.[2]

Trước năm 1841 Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố thường đồng thời là Bộ trưởng Bộ Tài chính trừ khi là quý tộc; trong trường hợp này Đại Thượng thư thứ hai Ngân khố sẽ đảm nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ năm 1841, Bộ trưởng Bộ Tài chính luôn là Đại Thượng thư thứ hai Ngân khố và không còn kiêm Thủ tướng nữa. Theo quy ước Ủy viên Ngân khố cũng là thành viên Chính phủ trong Viện Thứ dân.

Dinh thự chính thức

Số 10 phố Downing là dinh thự chính thức củ Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố, không phải của Thủ tướng.[3] Do Thủ tướng đồng thời là Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố nên đây cũng được coi là dinh thự của Thủ tướng. Chequers, là dinh thự địa hạt (country house) ở Buckinghamshire, là dinh thự địa hạt chính thức của Thủ tướng, sử dụng trong cuối tuần hoặc kỳ nghỉ, mặc dù là dinh thự cá nhân nhưng cũng được các thành viên cao cấp Chính phủ sử dụng.

Danh sách Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố (1714–1905)

Phần lớn Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố là Thủ tướng Liên hiệp Anh. Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố đồng thời là Thủ tướng in đậm; làm Thủ tướng một thời gian đậm nghiêng.

TênBổ nhiệmBãi nhiệmĐảng
Bá tước xứ Halifax13/10/171419/5/1715Whig
Bá tước xứ Carlisle23/5/171510/10/1715Whig
Robert Walpole10/10/171512/4/1717Whig
Bá tước Stanhope12/4/171721/3/1718Whig
Bá tước xứ Sunderland21/3/17184/4/1721Whig
Sir Robert Walpole4/4/172111/2/1742Whig
Bá tước xứ Wilmington16/2/17422/7/1743Whig
Henry Pelham27/8/17436/3/1754Whig
Công tước xứ Newcastle16/3/175416/11/1756Whig
Công tước xứ Devonshire16/11/17568/6/1757Whig
Bá tước Waldegrave8/6/175712/6/1757Whig
Công tước xứ Devonshire12/6/175725/6/1757Whig
Công tước xứ Newcastle2/7/175726/5/1762Whig
Bá tước xứ Bute26/5/176216/4/1763Tory
George Grenville16/4/176313/7/1765Whig
Hầu tước xứ Rockingham13/7/176530/7/1766Whig
Công tước xứ Grafton[a]30/7/176628/1/1770Whig
Lord North28/1/177022/3/1782Tory
Hầu tước xứ Rockingham27/3/17821/7/1782Whig
Bá tước xứ Shelburne4/7/17822/4/1783Whig
Công tước xứ Portland2/4/178319/12/1783Whig
William Pitt trẻ19/12/178314/3/1801Tory
Henry Addington17/3/180110/5/1804Tory
William Pitt trẻ10/5/180423/1/1806Tory
The Lord Grenville11/2/180631/3/1807Whig
Công tước xứ Portland31/3/18074/10/1809Whig
Spencer Perceval4/10/180911/5/1812Tory
Bá tước xứ Liverpool9/6/181210/4/1827Tory
George Canning10/4/18278/8/1827Tory
Tử tước Goderich31/8/182722/1/1828Tory
Công tước xứ Wellington22/1/182822/11/1830Tory
Bá tước Grey22/11/183016/7/1834Whig
Tử tước Melbourne16/7/183414/11/1834Whig
Công tước xứ Wellington14/11/183410/12/1834Tory
Sir Robert Peel10/12/18348/4/1835Tory
Tử tước Melbourne18/4/183530/8/1841Whig
Sir Robert Peel30/8/184129/6/1846Bảo thủ
Lord John Russell30/6/184623/2/1852Whig
Bá tước xứ Derby23/2/185219/12/1852Bảo thủ
Bá tước xứ Aberdeen19/12/18526/2/1855Peelite
Tử tước Palmerston6/2/185520/2/1858Liberal
Bá tước xứ Derby20/2/185812/6/1859Bảo thủ
Tử tước Palmerston12/6/185918/10/1865Tự do
Bá tước Russell29/10/186528/6/1866Tự do
Bá tước xứ Derby28/6/186627/2/1868Bảo thủ
Benjamin Disraeli27/2/18683/12/1868Bảo thủ
William Ewart Gladstone3/12/186820/2/1874Tự do
Benjamin Disraeli[b]20/2/187423/4/1880Bảo thủ
William Ewart Gladstone23/4/188023/6/1885Tự do
Bá tước xứ Iddesleigh29/6/18851/2/1886Bảo thủ
William Ewart Gladstone1/2/188625/7/1886Tự do
Hầu tước xứ Salisbury[c]3/8/188614/1/1887Bảo thủ
William Henry Smith14/1/18876/10/1891Bảo thủ
Arthur Balfour6/10/189115/8/1892Bảo thủ
William Ewart Gladstone15/8/18925/3/1894Tự do
Bá tước xứ Rosebery5/3/189425/6/1895Tự do
Arthur Balfour[d]25/6/18955/12/1905Bảo thủ

Sau đó, các chức vụ Đại Thượng thư thứ nhất Ngân khố và Thủ tướng đều do một cá nhân nắm giữ được giữ bởi cùng một người.

Ghi chú

Tham khảo